Các Phúc Lợi Dành Cho Bạn
Theo quy định của công ty
Bảo hiểm theo quy định Nhà Nước
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến
Mô Tả Công Việc
• Lập kế hoạch và quản trị hoạt động sản xuất
Trước tiên quản lý sản xuất sẽ phối hợp với bộ phận kinh doanh để phân tích đơn hàng của khách hàng. Họ cũng làm việc với khách hàng để thỏa thuận về thời gian sản xuất và các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Từ những kết quả phân tích nhận được, quản lý sản xuất sẽ lập kế hoạch và lịch trình sản xuất phù hợp với đơn hàng của khách hàng.
Bên cạnh đó, quản lý sản xuất cũng chịu trách nhiệm xác định nhu cầu về nguyên vật liệu, thiết bị và nhân sự cần thiết cho mỗi đơn hàng. Sau đó họ sẽ phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân, bộ phận có liên quan để đảm bảo hoàn thành tốt nhất tiến độ và các yêu cầu về sản phẩm đã đặt ra. Mặt khác, quản lý sản xuất cũng phải xem xét khối lượng công việc còn tồn đọng để lên kế hoạch thực hiện đơn hàng mới.
• Kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất
Quản lý sản xuất sẽ phân công công việc cho các trưởng bộ phận và giám sát sản xuất, đồng thời họ cũng giám sát quá trình sản xuất và quá trình làm việc của công nhân cũng như các trưởng bộ phận để đảm bảo sử dụng nguyên liệu hợp lý, đúng quy trình sản xuất. Mặt khác, quản lý sản xuất cũng phải xác định các thiết bị cần thiết cho việc sản xuất, chỉ đạo quá trình sản xuất, sắp xếp tăng ca và điều chỉnh kế hoạch sản xuất khi cần.
Để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra trơn tru, đúng tiến độ, quản lý sản xuất cần theo dõi sát sao quá trình sản xuất để kịp thời phát hiện các sản phẩm bị lỗi, nhanh chóng điều tra nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và khắc phục trong thời gian nhanh nhất. Đồng thời quản lý sản xuất còn phải đảm bảo hoạt động sản xuất luôn diễn ra an toàn.
Ngoài ra, quản lý sản xuất cũng có trách nhiệm xây dựng, bổ sung và sửa đổi các tài liệu hướng dẫn sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và soạn thảo các tài liệu mô tả sản phẩm. Họ sẽ phải đặt ra mục tiêu chất lượng sản xuất cụ thể và tiến hành đánh giá, giám sát liên tục.
• Quản lý máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất
Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, quản lý sản xuất cần tổ chức việc bàn giao kỹ thuật và hướng dẫn nhân viên, công nhân nhà máy cách sử dụng máy móc, thiết bị. Định kỳ cần tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các máy móc, thiết bị hư hỏng. Đồng thời quản lý sản xuất còn phải có kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị mới để hoạt động sản xuất của doanh nghiệp luôn đạt hiệu suất tối ưu.
• Phụ trách việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự sản xuất
Trách nhiệm của quản lý sản xuất là sắp xếp công việc, chức vụ cụ thể cho nhân viên thuộc quyền quản lý. Đồng thời còn phải tổ chức các buổi kiểm tra tay nghề cho nhân viên sản xuất.
Quản lý sản xuất sẽ dựa vào tình hình, kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp mà phối hợp cùng bộ phận nhân sự để tuyển dụng thêm nhân sự cần thiết cho hoạt động sản xuất. Họ cũng tham gia vào quá trình phỏng vấn để tìm được những nhân sự phù hợp nhất, có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
Bên cạnh đó, quản lý sản xuất cũng phải có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho những nhân sự mới và nhân viên tiềm năng. Định kỳ cần tiến hành đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên sản xuất và có đề xuất khen thưởng phù hợp nhằm động viên và thúc đẩy hiệu suất làm việc.
Xem toàn bộ Mô Tả Công Việc
Yêu Cầu Công Việc
Không yêu cầu, ưu tiên tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên.
có kinh nghiệm ít nhất 5 năm ở vị trí Quản lý sản xuất
có kinh nghiệm ít nhất 5 năm ở vị trí Quản lý sản xuất
Địa Điểm Làm Việc
Lô A-10, đường số 2, KCN Hòa Bình, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.